áo bị co lại sau khi giặt nguyên nhân và cách phòng tránh

Khi giặt quần áo bằng máy giặt, nhiều người thường gặp phải tình trạng quần áo bị co rút, nhất là các loại quần áo làm từ các loại sợi tự nhiên như len, cotton, lanh,... Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân khiến quần áo bị co và nhăn khi giặt bằng máy giặt

Nguyên nhân áo bị co lại khi cho vào máy giặt

Đối với những người giặt quần áo tại nhà bằng phương pháp giặt ướt, giặt máy (hoặc sử dụng máy sấy quần áo) thì nhiệt độ khi giặt, sấy chính là một trong những nguyên nhân khiến cho sợi vải trên quần áo bị biến dạng. Điều này xảy ra là do vải trên quần áo chúng ta được tạo từ các sợi polymer và chuỗi liên kết. Một sợi vải là chuỗi mắt xích polymer liên tục được kéo thành sợi và tạo ra vải.

Các sợi polymer dày đặc và nằm gần nhau tạo thành liên kết mạnh mẽ giữa các sợi. Các nếp nhăn xuất hiện khi các chuỗi polymer bị phá vỡ, nguyên nhân thường là do nhiệt hoặc tác động của ngoại lực. Chính vì vậy, khi giặt quần áo ở nhiệt độ quá cao kết hợp cùng ngoại lực của máy giặt, quần áo sẽ dễ bị co rút lại, nhăn nheo và kích thước giảm đi so với ban đầu.

Làm thế nào để quần áo không bị co, nhăn sau khi giặt?

Chọn nhiệt độ của nước giặt đồ phù hợp

Cách tránh áo bị co lại khi cho vào máy giặt

Như đã nói ở trên, việc sử dụng nước có nhiệt độ quá cao sẽ dễ khiến cho quần áo bị co rút lại, làm đồ chật đi khi giặt xong. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý đến việc lựa chọn nhiệt độ giặt đồ phù hợp với chất liệu vải.

Bạn có thể tham khảo các mức nhiệt gợi ý dành cho các dạng chất liệu quần áo khác nhau như sau:

- 30 độ C: Mức nhiệt độ thấp nhất có thể, dùng cho quần áo có vải mỏng, dễ rách, dễ bay - màu, sợi tổng hợp, đồ len nguyên chất. 

- 40 độ C: Mức nhiệt độ dành cho loại vải cotton, lanh, viscose, acrylics, acetate,…

- 50 độ C: Dành cho quần áo có chất liệu polyester/cotton tổng hợp, nilon, cotton và vải lanh.

- 60 độ C: Đối với drap trải giường, khăn tắm, chất liệu dễ bám bẩn như quần áo trẻ em,...

- 90 độ C: Nhiệt độ này chỉ phù hợp cho vải cotton và vải lanh trắng dễ bám bẩn.

Phân loại quần áo theo chất liệu vải

Bạn nên tạo cho mình thói quen phân loại quần áo trước khi cho vào máy giặt, vì điều này vừa giúp quần áo bớt nhăn sau khi giặt, vừa giúp cho chúng được bền hơn.

Ví dụ, bạn có thể giặt chung quần áo bằng chất liệu cotton và thun, quần áo bằng chất liệu vải Jeans chung với kaki,... Tuy nhiên, bạn không nên giặt vải thun với Jeans vì chúng sẽ dễ quấn vào nhau gây nhăn nhúm.

Ngoài ra, đối với 1 số loại chất liệu vải đặc thù như tơ lụa thì bạn nên tách ra để giặt riêng với phương pháp giặt khô để giữ được chất lượng vải.

Lựa chọn chế độ giặt phù hợp

Hiện nay, các dòng máy giặt thường sẽ có những chế độ giặt khác nhau với các tốc độ quay, vắt phù hợp cho từng loại vải. Chế độ giặt được nghiên cứu nhằm tránh tổn hại không đáng có trên quần áo như rách, sờn, bung chỉ,... trong quá trình giặt.

Một số chế độ giặt phổ biến thường gặp trên máy giặt là: giặt thường, chế độ giặt cho đồ dày, tơ lụa, đồ len, cottons, giặt tay,... Bạn có thể linh hoạt tùy chỉnh chế độ giặt phù hợp với các loại quần áo trong mẻ giặt nhé!

Sử dụng túi giặt quần áo

Cách tránh áo bị co lại khi cho vào máy giặt

Túi giặt là một loại túi được làm bằng chất liệu vải lưới dệt thưa tạo thành dạng lỗ có tác dụng bảo vệ giữ gìn quần áo không bị dãn, đứt sợi vải. Đối với những loại quần áo có chất liệu mỏng, đồ lót, đồ em bé, đồ len,... thì bạn nên đặt vào túi giặt để quần áo được sạch mà không làm hư hại đến các sợi vải.

Chọn tốc độ vắt hợp lý với từng loại vải

Đối với các dòng máy giặt cho phép điều chỉnh tốc độ quay vắt (từ 500 đến 1400 vòng/phút ), bạn nên tùy vào các loại vải khác nhau mà chọn tốc độ vắt cho phù hợp. Đối với quần áo cotton, quần áo thường, chúng ta có thể lựa chọn tốc độ quay cao từ khoảng trên 850 vòng/phút trở lên.

Còn đối với những loại vải dễ nhăn như vải lụa, vải lanh thì nên chọn tốc độ quay vắt thấp vì càng quay nhanh, quần áo càng bị xoắn vào nhau chặt hơn, làm chúng nhăn nhiều hơn, đồng thời vải cũng sẽ dễ bị rách hơn.

Sử dụng nước xả để làm mềm sợi vải

Nước xả có tác dụng làm mềm sợi vải, làm bôi trơn sợi vải, giữ lại độ đàn hồi tự nhiên, cho quần áo bền đẹp như mới. Không chỉ thế, nước xả vải còn giúp quần áo mềm mại hơn, dễ chịu hơn và ngát hương thơm cả một ngày dài. 

Không sấy quần áo bằng máy sấy quá khô

Tương tự như việc giặt quần áo với nước nóng, ở nhiệt độ cao, sợi vải bị co rút lại, khiến đồ chật, nhăn nheo. Do đó, đối với những trang phục quần áo dễ bị co rút, bạn không nên giặt sấy chúng ở chế độ sấy quá khô.

Bạn chỉ nên sấy để quần áo còn ẩm rồi sau đó đem đi phơi khô tự nhiên. Trong trường hợp bạn giặt quần áo bằng tay, bạn cần lưu ý không không nên vắt quần áo kiệt nước mà chỉ nên vắt nhẹ cho ráo nước rồi mới đem đi phơi.

Nên phơi quần áo ngay sau khi giặt xong

Cách tránh áo bị co lại khi cho vào máy giặt

Sau khi đồ được giặt xong, bạn nên cho quần áo ra khỏi máy và phơi lên ngay để tránh quần áo bị hình thành những nếp nhăn do để quá lâu trong máy. 

Ngoài ra, khi phơi quần áo bạn cũng nên trải áo quần ra rồi dùng tay miết lên các nếp nhăn hoặc giũ mạnh chúng để giảm bớt các nếp nhăn trên vải.

Dùng máy giặt lồng ngang 

Một cách hiệu quả khác để giảm bớt tình trạng quần áo bị nhăn là sử dụng máy giặt lồng ngang. Ở máy giặt lồng ngang, quần áo không phải chịu tác động mạnh của lực ly tâm và trọng lực như máy giặt lồng đứng, do đó sẽ ít bị xoắn rối và ít nhăn hơn.

Bên cạnh đó, máy giặt lồng ngang cũng thường được trang bị các tính năng nâng cao như giặt hơi nước, giúp giảm thiểu các nếp nhăn trên áo hiệu quả, tiết kiệm nước, đồng thời bảo vệ sợi vải tốt hơn.

Bài viết liên quan

0946 905 335