Tủ lạnh bị đóng tuyết nguyên nhân và cách phòng tránh

Tủ lạnh đóng tuyết hoặc nước bị rò rỉ thường gây cản trở việc lưu trữ thực phẩm cũng như tiêu hao nhiều điện năng. Những mẹo dưới đây rất đơn giản và dễ kiểm tra tại nhà giúp giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Biểu hiện tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết

Biểu hiện tủ lạnh bị đóng tuyết

Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết khác với đông đá. Ngăn đá của tủ lạnh có chức năng làm đông nước thành đá hay làm đông cứng các thực phẩm khác khi bảo quản trong ngăn đá, còn đóng tuyết là hiện tượng tuyết trắng (đá xốp) bám ngày càng dày trên thành tủ lạnh và bám trực tiếp trên đồ bảo quản bên trong tủ lạnh. Nếu để càng lâu lớp tuyết càng dày và dẫn tới khả năng làm lạnh giảm, hiệu suất thấp, không gian tủ lạnh bị thu hẹp.

Biện pháp khắc phục tạm thời là tắt nguồn tủ lạnh, sử dụng máy sấy tóc để làm tan chảy hết băng tuyết bám trên thành tủ lạnh, sử dụng giấy và khăn lau để thấm hút nước.

Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết

Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết

- Do thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt. Bạn thường xuyên mở cửa tủ, cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh, hoặc cửa ngăn đá bị hở, nên không khí và hơi nước vào nhiều, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết lượng không khí vào trong tủ lạnh đó.

- Do lỗi trong bộ phận làm lạnh của tủ lạnh, với nguyên nhân này bạn nên gọi thợ đến kiểm tra sửa chữa để có kết quả nhanh nhất..

- Do bị đứt cầu chì nhiệt nằm trên ngăn đá. Nếu cầu chị nhiệt bị đứt thì bộ phận xả đã cũng sẽ ngừng hoạt động gây ra hiện tượng đá đóng thành tuyết trong tủ lạnh.

- Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch, khiến thanh điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh.

- Do Rơ – le xả hay còn gọi là Timer không đóng sang tiếp điểm xả đá gây ra tình trạng tủ lạnh không lạnh ngăn mát, làm cho rau củ quả bên dưới bị hư do không đủ hơi lạnh để bảo quản.

Cách phòng tránh tủ lạnh bị đóng tuyết

Đảm bảo cửa được đóng kín hoàn toàn

Phòng tránh tủ lạnh bị đóng tuyệt

Khi cửa không được đóng đúng cách, tủ lạnh sẽ nóng lên và nước sẽ bắt đầu hình thành. Hãy chắc chắn rằng cửa được đóng đúng cách và không có gì chặn cửa. Miếng đệm cao su viền cửa nên được làm sạch một cách thường xuyên, ít nhất sáu tháng một lần. Bởi vì, miếng đệm cửa bị bám bẩn với những cặn thức ăn, khiến cho cửa tủ đóng không kín, dẫn đến máy nén hoạt động liên tục là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng đóng tuyết.

Bạn cần chắc chắn rằng miếng đệm cao su viền cửa vẫn đang làm tốt nhiệm vụ. Nếu nó bị hỏng thì bạn nên thay thế bằng miếng đệm cửa mới. Mẹo để kiểm tra ron cửa:

- Ngắt kết nối phích cắm khỏi ổ cắm điện trong khoảng 2 phút và mở cửa.

- Cắm phích cắm lại và đóng cửa.

- Đặt ngón tay của bạn dọc theo ron cao su. Khi bạn cảm thấy không khí bị hút vào, điều này có nghĩa là ron cao su không còn chặt. Lúc này, bạn nên thay ron cửa mới cho tủ. Ron cửa nên được thay thế bởi kỹ thuật viên.

Kiểm tra chế độ tiết kiệm năng lượng trên bảng điều khiển

Nếu ngưng tụ hoặc giọt nước xuất hiện trên cửa, hãy tắt chế độ tiết kiệm năng lượng. Thanh sưởi trên cửa không hoạt động khi bật chế độ tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, chế độ tiết kiệm năng lượng sẽ tự động bật khi cấp nguồn cho tủ lạnh. Do đó, khi bạn khởi động lại sản phẩm, vui lòng kiểm tra chế độ và tắt chế độ tiết kiệm năng lượng.

Tách thực phẩm để cải thiện thông gió

Tủ lạnh bị đóng tuyết cách phòng tránh

Bạn cần sắp xếp các mặt hàng thực phẩm trong tủ đúng cách, tạo khoảng cách thích hợp giữa chúng. Không nên đặt thức ăn ở sát tủ lạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến luồng không khí xuống phía dưới và có thể gây ra đá (băng) ở phía dưới. Do đó, hãy chắc chắn rằng không có vật nào đặt sát tủ.

Sắp xếp thực phẩm không đúng cách cũng trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Việc tách thực phẩm bên trong tủ lạnh giúp cải thiện thông gió nhiều nhất có thể. Kiểm tra kỹ tủ lạnh để đảm bảo rằng các lỗ thông hơi không bị chặn.

Kiểm tra bộ phận xả tuyết

Các hạt thức ăn hoặc các mảnh vụn khác có thể dễ dàng bị kẹt trong ống xả tuyết. Nếu mảnh vụn này tích tụ, thì có thể làm tắc và khiến nước rò rỉ ra ngoài.

Nếu bạn nghĩ rằng ống bị tắc, hãy tắt nguồn và chờ cho quá trình rã đông hoàn tất.

Làm sạch xung quanh các mảnh vụn. Không đổ nước nóng trực tiếp vào ống xả tuyết hoặc bên trong tủ lạnh. (Điều này có thể gây ra các lỗi bên trong tủ lạnh.)

Lưu ý: Bạn nên gọi thợ bảo hành đến để được chẩn đoán và xử lý tình huống này.

Làm nguội thức ăn nóng trước khi cho vào ngăn lạnh hay ngăn đông

Không nên giữ thức ăn nóng hoặc thực phẩm nấu chín trực tiếp trong tủ lạnh. Điều này có thể tăng độ ẩm trong tủ đông và khiến đá (băng) hình thành. Để các món đồ nguội đi trước khi đặt chúng vào tủ lạnh.

 

Bài viết liên quan

0946 905 335